07:46

Điều gì xảy ra nếu ăn tỏi với mật ong trong 7 ngày

Kiên trì ăn tỏi với mật ong trong vòng một tuần sẽ củng cố hệ thống miễn dịch, xử lý rối loạn mạch vành, giảm đau họng, nhiễm trùng, điều trị cảm lạnh...
Bạn thường xuyên bị ốm vặt, mệt mỏi không có lý do thì đó là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đã yếu đi. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, điều quan trọng là xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt cần lối sống lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn uống lành mạnh. 

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Trong đó, tỏi và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Để chuẩn bị phương thuốc hiệu quả này, bạn có thể xay một vài tép tỏi tươi bằng máy xay sinh tố sau đó trộn với 2 thìa mật ong, uống khi dạ dày trống rỗng trong 7 ngày.

Điều Gì Xảy Ra Nếu Ăn Tỏi Với Mật Ong Trong 7 Ngày
Điều Gì Xảy Ra Nếu Ăn Tỏi Với Mật Ong Trong 7 Ngày

Dưới đây là những lợi ích mà hôn hợp tỏi, mật ong đem lại. 

Tăng cường miễn dịch

Sự kết hợp của hai thành phần này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn ở mức độ lớn và cũng cải thiện khả năng cơ thể chống lại bệnh tật.

Xử lý rối loạn mạch vành

Hỗn hợp của tỏi và mật ong có thể loại bỏ lớp mỡ tích tụ trong động mạch, cho phép lưu lượng máu tốt hơn cho tim, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn mạch vành.

Làm dịu cơn đau họng

Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong có khả năng làm dịu đau họng và viêm họng, vì chúng có đặc tính chống viêm, giúp giảm kích ứng và sưng.

Giảm tiêu chảy

Tỏi và mật ong có thể giúp giảm tiêu chảy cũng như một số rối loạn tiêu hóa khác nhờ làm giảm nhiễm trùng do có tính chất kháng khuẩn.

Giảm cảm lạnh

Tỏi kết hợp mật ong có thể làm giảm cảm lạnh, cảm cúm và viêm xoang, ngăn ngừa các bệnh thông thường khác.

Điều trị nấm, nhiễm trùng

Hỗn hợp này có thể điều trị hiệu quả nấm da. Các chất kháng khuẩn của tỏi và mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn và nấm có ảnh hưởng đến cơ thể.

Giải độc

Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong giúp cơ thể thải độc để luôn khỏe mạnh.

Thu Hiền | Theo VNExpress

07:34

Nghề Săn Mật Ong Rừng U Minh Hạ

Giờ đi cắt mật ong bắt đầu từ 5 đến 8h sáng, theo giải thích của thợ săn, lúc đó, cây còn sương đêm nên khó bắt lửa, nguy cơ cháy rừng được kiểm soát.
Hàng năm khoảng tháng hai trở đi, người dân ở vùng U Minh Hạ (Cà Mau) lại tất bật chuẩn bị bước vào mùa gác kèo ong. Không chỉ để kiếm tiền, đây còn là mùa để những tay thợ rừng trình diễn tài nghệ và kinh nghiệm của mình so với bạn nghề. 

"Ăn ong là nghề ông cha tôi để lại, nó hình thành ngót trăm năm qua ở miệt này. Các con của tôi rồi cũng sẽ tiếp tục bám rừng mà sống", ông Dư Văn Kiến - tay ăn ong (người thợ vào rừng tìm đến tổ ong do chính mình gác kèo để cắt mật) giàu kinh nghiệm ở rừng U Minh Hạ - vừa nói vừa cùng cậu con trai luồn lách vào rừng bắt đầu hành trình một ngày ăn ong. 

nghe-san-mat-ong-rung-u-minh-ha
Xơ dừa được đốt lên để xua đuổi đàn ong. Ảnh: Phúc Hưng
Ông Kiến khẳng định nghề này không phải ai muốn làm cũng được. Nó đòi hỏi người thợ phải có đầy đủ kinh nghiệm, am hiểu tập tính của đàn ong. Tay nghề hơn thua nhau của cánh thợ rừng là việc chinh phục đàn ong về làm tổ trên kèo (cây để ong làm tổ) của mình và phân định thắng bại dựa vào số lượng mật kiếm được trong mùa.

Con trai lớn ông Kiến có hơn 5 năm theo cha vào rừng cho biết, để có được mùa ong thắng lợi, người thợ rừng phải chuẩn bị các công đoạn hết sức chu đáo. Kèo ong được làm bằng cây tràm, cây cau hoặc cây đủng đỉnh, sau đó phơi khô. Kèo dài từ 1,5 đến 2 m, cách đẽo kèo tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng người thợ mà nó có hình dáng khác nhau. 

Người dân U Minh Hạ chia việc ăn ong thành hai mùa. Mùa ong hạn với số lượng mật nhiều, chất lượng mật tốt. Mùa ong nước bắt đầu tháng 6 đến cuối tháng 8, đây là giai đoạn cây tràm trổ bông lần thứ hai, mưa nhiều.

Ông Kiến cho biết, với kinh nghiệm đi rừng của ông, những đàn ong sẽ chọn điểm có nhiều sậy, cây tràm thấp và trổ bông để làm tổ. Gác kèo ong ở những vị trí như thế là tốt nhất. Người thợ rừng phải gác đầu kèo lên cây tràm cao khỏi đầu người hướng về mặt trời mọc, đầu kia gác với cây nạng sao cho kèo xiên khoảng 45 độ, đủ ánh nắng buổi sáng hoặc chiều chiếu vào.

Theo thợ săn này, con ong rất kén chọn, nó không thích làm tổ ở nơi rợp bóng cây và ở những nơi ẩm thấp bao giờ mật cũng có vị chua. Vì vậy, trong mùa ăn ong, người thợ rừng thu được số lượng mật nhiều hay ít còn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người. Người có tay nghề cao, khi gác kèo, ong đóng tổ từ 70 đến 90%.

"Thường thời gian để cho ong làm tổ là 40 ngày nhưng có người chỉ mới gác kèo buổi sáng thì buổi chiều nó đã đóng tổ. Bí quyết và kinh nghiệm hơn nhau giữa những người thợ rừng là ở chỗ đó", ông Kiến nói. 

Khi lấy kèo ong, người thợ rừng chỉ cắt một phần tổ để nuôi đàn ong con. Ảnh: Phúc Hưng
Khi lấy kèo ong, người thợ rừng chỉ cắt một phần tổ để nuôi đàn ong con. Ảnh: Phúc Hưng
Giờ đi ăn ong bắt đầu từ 5 đến 8h sáng, theo giới thợ giải thích, lúc đó, cây còn sương đêm nên khó bắt lửa, nguy cơ cháy rừng được kiểm soát. Họ mang theo đuốc (xơ dừa) để xua đuổi đàn ong, khăn trùm mặt làm bằng lưới lỗ nhỏ để tránh việc bị ong đốt, dao cắt mật, can loại lớn để đựng mật. Khi lấy mật, người thợ chỉ cắt một phần tổ, chừa lại một phần cho ong non phát triển. 

Lấy mật xong, thợ rừng rút đi, bầy ong bay trên đầu lại trở về tổ cũ, tiếp tục xây tổ. Đến kỳ, thợ rừng lại đến hun khói lấy mật. Trung bình mỗi kèo ong có thể thu hoạch 3 đợt, mỗi đợt 8-10 lít mật, sau đó bầy ong mới bỏ đi.

"Tập quán con ong khi lớn lên là tách đàn và mỗi đàn là một tổ ong mới tiếp tục cho mật. Mật ong rừng tràm tự nhiên ở U Minh là tốt nhất. Đầu mùa mật có màu vàng, gần cuối mùa màu hơi sậm và cuối mùa có màu hơi đen", ông Kiến cho biết.

Tuy nhiên, cánh thợ ăn ong cũng không ít phen chạy "vắt giò lên cổ" do bị "ong đánh", hay khi đối đấu với những con rắn độc ở chốn "rừng thiêng nước độc". Ông Lê Văn Tư, một thợ rừng có hơn 40 năm trong nghề cho biết, việc thợ rừng bị ong đốt vài chục mũi trong ngày là chuyện xảy ra như cơm bữa.

"Có khi gặp đàn ong hung hãn, anh em chúng tôi phải bỏ lại đồ nghề chạy theo hướng ngược gió để lánh nạn. Có lúc mọi người đụng độ heo rừng, rắn hổ mây... Tùy vào trường hợp mà người thợ rừng xử lý theo nhiều cách khác nhau để đảm bảo tính mạng. Do sự nguy hiểm này, nên mỗi nhóm ăn ong thường có từ 3 người trở lên để hỗ trợ cho nhau trong mọi tình huống", ông Tư nói.

Giới thợ rừng khẳng định, tuy kinh nghiệm và bí quyết của từng người khác nhau, không ai chỉ bảo ai nhưng giữa họ có một điểm chung là yêu quý và bảo vệ rừng tràm để cho từng đàn ong về làm tổ, nuôi sống gia đình.

Chính vì điều này mà cánh thợ rừng ở U Minh Hạ đã tập hợp lại thành một nhóm, gọi là tập đoàn phong ngạn. Từng thành viên trong tập đoàn này được phân chia một khu vực rừng để gác kèo ong. Họ có trách nhiệm bảo vệ rừng trên khu vực được giao, không xâm phạm lãnh địa của người khác. Đó là quy định chung của người phong ngạn có từ thời kỳ chống Pháp đến nay.

Phân chia từng loại mật. Ảnh: Phúc Hưng
Phân chia từng loại mật. Ảnh: Phúc Hưng
Bình quân mỗi hộ gác kèo thu được 350 lít mật ong, cá biệt có gia đình thu trên 1.000 lít mật trong một năm, với giá bán mỗi lít mật từ 500.000 - 550.000 đồng. Mật ong U Minh từ lâu trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Phúc Hưng | Theo VNExpress

07:26
Cách Pha Mật Ong Uống Trị Cảm Lạnh
Pha mật ong với quế, hành tây, trà chanh để trị cảm lạnh và các triệu chứng liên quan như đau họng, ho, sốt nhẹ, hắt hơi...
3 nhóm người cấm kỵ uống mật ong

Cảm lạnh bao gồm triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt nhẹ, hắt hơi... thường xảy ra trong mùa đông lạnh giá. Mật ong chứa chất kháng khuẩn, chống oxy hóa chống lại virus, vi khuẩn và nấm, làm dịu cổ họng một cách tự nhiên. Thường xuyên dùng mật ong giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh.

Cách pha mật ong uống trị cảm lạnh
Cách pha mật ong uống trị cảm lạnh
Dưới đây là cách dùng mật ong trị cảm lạnh, theo Boldsky.

Mật ong và quế

Mật ong có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng nấm hiệu quả giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Trộn ¼ muỗng cà phê bột quế với một muỗng canh mật ong, uống hai lần mỗi ngày.

Mật ong và hành tây

Cắt hành tây thành lát mỏng, nhúng vào mật ong ngâm qua đêm và dùng vào sáng hôm sau. Ăn hỗn hợp này nhiều lần trong một ngày để trị cảm lạnh.

Mật ong, chanh và gừng

Trộn mật ong và nước chanh với lượng bằng nhau, sau đó thêm một ít bột gừng vào rồi khuấy đều . Uống nhiều lần trong ngày.

Mật ong và trà quế

Hỗn hợp này ức chế ho và giúp giảm bớt lạnh. Thêm 2 muỗng canh mật ong vào trà quế để uống hằng ngày.

Mật ong và trà chanh

Mật ong và trà chanh cũng là biện pháp hữu hiệu để thoát khỏi lạnh, uống vào buổi sáng sớm để hiệu quả hơn.

07:01
Tôm Nướng Bơ Mật Ong
Vị ngọt của tôm quyện với bơ, mật ong và tương ớt khiến món ăn có hương vị đặc biệt.
Nguyên liệu:

- 400-500 g tôm hùm hoặc tôm sú.

- 3 thìa canh hỗn hợp mật ong + bơ + tương ớt, để ở nhiệt độ phòng.

- Một thìa canh lá rau mùi thái nhỏ.

- Chanh cắt miếng, để dùng kèm.

- Vài que xiên để nướng.

Cách làm:

- Bạn có thể tham khảo cách làm hỗn hợp bơ, mật ong, tương ớt tại đây. Hỗn hợp này có vịt ngọt, mùi thơm của tỏi hòa với chút cay dịu của tương ớt.

- Rửa sạch, bóc vỏ và bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm, để lại phần đuôi tôm. Tráng lại tôm bằng nước lạnh, để ráo nước và thấm khô bằng khăn giấy.

- Trong một chiếc bát, trộn tôm cùng hỗn hợp mật ong, bơ, tương ớt sao cho tôm được phủ đẫm lớp gia vị. Cho thêm rau thơm đã thái nhỏ vào trộn đều.

- Dùng que xiên tôm. Bật lò nướng hay nhóm than nướng ở nhiệt độ trung bình. Nướng tôm đều cả hai mặt, cho tới khi phần đuôi tôm hơi xém, khoảng 6-8 phút. Ăn ngay cùng vài miếng chanh.

01:15
Mật ong nguyên chất sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng hoặc biến đổi nếu không biết bảo quản đúng cách. Các bà nội trợ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau:
- Đựng trong lọ kín. Những chiếc lọ có nắp đậy kín là nơi thích hợp để đựng mật ong. Nếu lọ có kẽ hở, không khí lọt vào, mật ong sẽ bị ô xy hóa; còn nếu để nước lọt vào, mật ong sẽ lên men. Không khí và nước cũng là hai yếu tố làm màu sắc mật ong sậm lại.
- Thường mật ong nguyên chất để lâu ngày sẽ bị kết tinh. Muốn làm chậm quá trình kết tinh, đừng để mật ong phơi ngoài không khí hoặc tiếp xúc với nước. Khi mật ong bị kết tinh, đặt chúng vào một nồi nước ấm, tuyệt đối không được sử dụng nước quá nóng.
- Tránh dùng các lọ được làm từ kim loại để đựng mật ong vì dễ gây ra các phản ứng hóa học có thể gây ngộ độc. Cần thường xuyên kiểm tra độ trong, hơi ẩm, mùi và độ kín của lọ mật ong.
- Giữ lọ mật ong tránh xa những thực phẩm có mùi thơm như gia vị, vì mật ong nguyên chất có xu hướng hút mùi thơm những thực phẩm ở gần chúng.
- Tránh để lọ mật ong gần bếp lò hoặc tủ lạnh vì hơi nóng sẽ làm mật ong dậy mùi và sậm màu hơn. Luôn để lọ mật ong ở những nơi mát và tối, không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
- Không dùng mật ong cho những món nấu trong lò vi sóng vì sóng viba sẽ tiêu diệt hết những dưỡng chất có trong mật ong.
Lê Mỹ Hạnh

Nguyễn Duy Giang

{picture#http://3.bp.blogspot.com/-P0Acd-9s_o4/VTX_2BOYI8I/AAAAAAAAAZk/uYseY9exPqo/s1600/avatar.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.